Giới thiệu về gia phả
Gia phả là quyển sách, quyển tập ghi chép tên tuổi, kỷ sự (tiểu sử thu gọn), ghi ngày sinh, ngày mất, vị trí phần mộ và ngày lập mộ (nếu đã qua đời)… của từng người trong họ, theo thứ tự các đời.
Nội dung của gia phả gồm có:
- Chính phả
- Phả ký: Là lịch sử tổng hợp, toàn diện, chi tiết của dòng họ…
- Phả hệ: Là một nội dung chính của bộ gia phả, được sắp xếp sau phần phả ký, trong đó ghi tất cả bà con dòng họ (nội) của gia phả tùy theo thực tế tìm hiểu về trực hệ và bàng hệ dòng họ…
- Phả đồ: Có thể bố trí vẽ theo các dạng như: Sơ đồ, Vòng tròn đồng tâm, Cây phả đồ và dạng các đường kẻ dọc…
- Ngoại phả: Ghi nhà thờ tổ, tổ chức việc cúng bái, văn khấn, ghi khu mộ, ghi danh sách học vị các thành viên đỗ đạt, ghi tiểu sử một số thành viên nổi bật, ghi quan hệ hôn nhân cưới gả với dòng họ nào….
- Phụ khảo: Ghi địa chỉ xóm ấp, đình miếu, chợ búa, bến đò…
Theo như nghiên cứu tại thời điểm hiện tại, việc lập gia phả có thể tiến hành theo hai phương pháp như bên dưới. Bạn có thể lựa chọn xem hướng dẫn 1 trong 2 phương pháp và lựa chọn phương pháp phù hợp.
Phương pháp | Giản đơn | Hoàn chỉnh |
---|---|---|
Nội dung | Phả đồ | Phả ký Phả hệ Phả đồ Ngoại phả Phụ khảo |
Ưu điểm | Cần ít thông tin Thời gian triển khai nhanh Chi phí thấp | Con cháu có thể tìm kiếm, tra cứu Lưu trữ, kế thừa lại cho đời sau |
Nhược điểm | Không lưu trữ được nhiều thông tin Không có ý nghĩa tra cứu, kế thừa | Mất nhiều thời gian thu thập thông tin và thực hiện gia phả dòng họ Chi phí cao |
Mục đích | Trưng bày | Trưng bày, lưu trữ thông tin về dòng tộc, chi họ… |
Hướng dẫn thực hiện | Hướng dẫn thực hiện |